SỰ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VỚI KÍCH THÍCH NÃO SÂU Ở BỆNH NHÂN PARKINSON GIAI ĐOẠN SỚM

Hiện nay, điều trị kích thích não sâu được FDA chấp thuận trong điều trị bệnh Parkinson ở giai đoạn trung bình và giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên, theo kết quả của một nghiên cứu dẫn đường thì những bệnh nhân Parkinson được điều trị bằng kích thích não sâu ở giai đoạn sớm có sự cải thiện đáng kể chức năng vận động kéo dài trên 5 năm. Các bằng chứng ban đầu cho thấy các lợi ích có được khi kích thích não sâu ở giai đoạn  sớm cũng tương tự như khi kích thích não sâu ở giai đoạn bệnh trung bình và tiến triển.

Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được chọn vào có thời gian điều trị thuốc  không quá 4 năm và không bị loạn động hay dao động vận động. Sau đó các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành nhóm điều trị kích thích não sâu nhân dưới đồi  phối hợp dùng thuốc và nhóm dùng thuốc đơn độc.

Các bệnh nhân có triệu chứng lúc bắt đầu nghiên cứu tương đương nhau dựa theo điểm vận động phần III của thang điểm UDPRS. Các bệnh nhân được theo dõi và đánh giá sau 2 năm đầu tiên và mỗi năm trong 3 năm kế tiếp. Kết quả ghi nhận nhóm kích thích não sâu (n= 8) cải thiện điểm UDPRS trung bình so với ban đầu tại mỗi thời điểm đánh giá trong 5 năm. Trái lại, trong nhóm bệnh nhân chỉ điều trị thuốc (n=9) có 27%  tăng điểm vận động so với ban đầu tại thời điểm đánh giá 5 năm (p=0,04). 

Khi so với ban đầu, nhóm bệnh nhân điều trị kích thích não sâu có sự thay đổi điểm số vận động trung bình ít hơn nhóm điều trị thuốc đơn độc 9 điểm tại thời điểm đánh giá 4 năm và 8,9 điểm tại thời điểm đánh giá 5 năm (p lần lượt là 0,04 và 0,03).

Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân trong nhóm kích thích não sâu vẫn duy trì đơn trị liệu, trong khi đó phần lớn bệnh nhân trong nhóm còn lại đòi hỏi phối hợp nhiều thuốc để điều trị triệu chứng. Một thử nghiệm lâm sàng pha 3 bao gồm 280 bệnh nhân ở 18 trung tâm với mục tiêu đánh giá hiệu quả của điều trị kích thích não sâu trong bệnh Parkinson giai đoạn sớm dự kiến sẽ bắt đầu trong năm 2017. (Nội dung dựa theo bài viết của tác giả Nancy A. Melville đăng trên tạp chí Medscape neurology ngày 27/10/2016)

Bài viết khác

RỐI LOẠN TƯ THẾ TRONG BỆNH PARKINSON

RỐI LOẠN TƯ THẾ TRONG BỆNH PARKINSON

Những thay đổi tư thế này có thể là gù hay vẹo cột sống, nghiêng cột sống sang bên, gập cổ hay gập toàn bộ cơ thể về phía trước. Tăng trương lực cơ trong bệnh Parkinson cũng ảnh hưởng một......

RỐI LOẠN ĐI TIỂU TRONG BỆNH PARKINSON

RỐI LOẠN ĐI TIỂU TRONG BỆNH PARKINSON

Các triệu chứng ngoài vận động với biểu hiện rối loạn hệ thần kinh tự chủ, như rối loạn nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, chức năng tình dục, chức năng tiêu hóa và tiết niệu. Những triệu.........

PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ TRONG BỆNH PARKINSON

PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ TRONG BỆNH PARKINSON

Người bệnh Parkinson có nguy cơ té ngã cao gấp đôi so với những người cùng lứa tuổi. Té ngã thường dẫn đến vết thương nhỏ nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn như gãy xương, ảnh hưởng...